Bạn đã là thành viên của wap, hãy lưu địa chỉ wap này lại để lần sau tiện online! Hãy giới thiệu wap đến bạn bè để nơi này là chốn hội ngộ của mọi teen trên toàn đất nước!
Cave mãi vẫn là cave (phần 2)
Khó khăn đầu tiên cho tụi dân thành phố là điều kiện vệ sinh cá nhân. ở dưới quê làm gì có vòi sen hay bồn tắm. vì thế ngày nào mấy thằng con trai cũng phải nai lưng ra đẩy lên đẩy xuống – bơm nước bằng tay để có đủ nước cho bản thân và đám con gái.
Buổi chiều vất vả,tối đến đứa nào đứa nấy cũng ăn ngấu ăn nghiến,cảm giác còn “phê” hơn trong nhà hàng 5 sao. Tôi , thằng Mon ở chung với con Mèo Ú , Xấu Hổ và 1 đứa con gái nữa.
Trai – gái phân ra ở hai gian nhà khác nhau.
Đêm nào tôi cũng mất ngủ, một phần vì không quen nơi ở, một phần vì thằng trời đánh ngáy to như sấm. Hễ tôi cứ nhắm mắt vào là lũ chuột lại rượt đuổi nhau chạy ầm ĩ. Một đêm,điên tiết quá,tquá,tôi trở mình dậy,tay cầm chổi chạy khắp nhà quyết tâm truy bắt “nguồn cơn của tội ác”. Đám con gái nghe tiếng chuột,ôm nhau run cầm cập,sau đó liền cử đại diện – Xấu Hổ đi giải quyết vấn đề sống còn.
Tôi và bạn ấy thế là có dịp gặp nhau riêng lẻ. Có dịp để Xấu Hổ cúi đầu bối rối,rồi để lộ hai má lúm đồng tiền be bé xinh xinh.
Chốn miền tây hoang dã,khi trăng lên,cũng là thời điểm “tiệc tùng” của vô số động vật và côn trùng. Giữa âm thanh dế gáy du dương,dưới ánh trăng bàng bạc trải rộng,tôi và Xấu Hổ rủ nhau ra cầu khỉ ngồi trò chuyện. Người nông dân nam bộ mỗi khi đi qua cầu này không khác làm xiếc,vì nó được xây theo lối kiến trúc “tối tiết kiệm” chỉ có 2 thanh tre bắc ngang qua dòng kênh,một cây làm lối đi và 1 cây làm tay vịn. Tôi đường đường là đấng nam nhi,dĩ nhiên phải là người đi trước,sau đó ga lăng nắm tay người đẹp băng băng qua cầu. Thế nhưng đi được vài bước,bỗng cây cầu lắc lư như đánh đu. Cây tre mảnh mai ngó bộ còn e ấp hơn cả Xấu Hổ,nó đong đưa qua lại khiến hai đứa rụng rời tay chân. Thế là chúng tôi nối đuôi nhau…bò như con sâu qua cầu,vừa bò vừa vẽ ra cái viễn cảnh bị rớt xuống dòng kênh đen ngòm. Ôi,chỉ nghĩ thôi tôi đã lạnh run cả người. Ra được tới giữa cầu là 1 kì tích. Hai đứa ngồi vắt vẻo,nói cười rôm rả,trao đổi đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Chủ yếu là những rắc rối vướng phải gần đây: Chẳng hạn như tóc của Xấu Hổ. Cô nàng uốn tóc nên phải xài mouse sau mỗi lần gội,nhưng về quê đâu có điệu được,thế là tóc cứ xù lên như điện giật 1000v. Còn móng tay cũng không thể để dài mà phải cắt cho cụt ngủn. Hàng ngày phụ các gia đình làm vườn,tay đứa nào cũng phồng rộp. Vai,lưng,chân thì đau ê ẩm,tối về cứ thế rên la ư ử. Chưa hết,cứ tưởng con đường làng yên tĩnh thơ mộng, vào hè sẽ khô ráo mát mẻ. Nào ngờ ,mùa mưa bùn lầy trơn trượt,chỉ có thể xách dép,xắn ống quần và đi bấm ngón chân thật cẩn thận nếu không sẽ vồ ếch như chơi. Điều đáng sợ nhất là phải lội ruộng,bùn đất vừa đen vừa bầy nhầy,một khi đã bám thì bám rất chặt. Các cô nàng mếu máo không dám bước,báo hại đám con trai phải hát hò cổ vũ hết bài này đến bài khác,rồi trổ hết mọi tuyệt kĩ chém gió để làm các người đẹp vững dạ.
Buổi tối ở nhà khác tôi không biết,nhưng ở nhà tôi,chỉ độc mỗi chiếc màn. Muỗi ở đây dữ như hổ báo,không thể có chuyện 1 trong 2 bên hi sinh được,thế là cả đám đặt ra quy định: thay phiên nhau sử dụng màn.
….còn nhiều lắm,nhiều lắm những kỉ niệm dở khóc dở cười.
Cuộc sống thôn quê đầy khổ ái,nhưng tràn ngập niềm vui. Chúng tôi rủ nhau cười phá lên sau mỗi câu chuyện để đời. Sau đó còn thi xem đứa nào gào to hơn,hét to hơn. Trò chuyện chán chê,lúc này trời bỗng nổi gió lớn khiến cây cầu chao đảo lắc lư. Xấu Hổ ôm chặt cứng thân tre,la hét ỏm tỏi. Nhìn điệu bộ của cô nàng,miệng tôi không nhịn được cười,cười đến nghiêng ngã. Chỉ là, ông trời rất thích chơi khăm người tốt. Chẳng hiểu lóng ngóng thế nào ,tôi để tuột tay,kéo theo cả Xấu Hổ cùng rơi tự do. Đêm khuya vắng lặng,bỗng nghe hai tiếng “ùm ùm” thật to. Sau đó thấy hai bóng người trồi lên khỏi mặt nước, nhân hình tắm trong ánh trăng.
Xấu Hổ ướt nhẹp ,quần áo tóc tai bết hết cả vào người. Bản thân tôi cũng chẳng khá hơn. Đối diện nhau trong làn nước lạnh buốt,mắt cô nàng nhìn tôi long lên,đang giữa trời gió mà mặt cũng ửng đỏ. Đôi mắt nàng dường như đã thay lời muốn nói. Tôi rùng mình vội vàng la “chết thật,nghe nói kênh rạch dưới miền tây có cá sấu, cả trăn nước nữa!”. Thế là hai đứa cuống cuồng bơi lên bờ. Con kênh đen ngòm,nhìn vào chẳng thể biết được đang chất chứa mối nguy hiểm nào bên dưới. Sau cái vụ đó,tôi và Xấu Hổ cạch cầu khỉ tới già!
Ở được vài ngày cho quen nắng,quen gió. Đám sinh viên tình nguyện hăng hái bước vào con đường dạy chữ cho trẻ em nông thôn. Những ngày đầu phải vận động trẻ đến lớp học hè . Đi bộ khắp cùng làng ngõ xóm,tê tái chân,mỏi rã miệng. Tôi đặc biệt nhớ những đứa học trò đầu tiên của mình. Chúng nó đều đã lớp 3 mà người bé tí như hạt đậu,đã vậy cái mặt còn ngơ ngác thấy mà thương. Có cậu bé học giỏi nhưng trầm cảm,chẳng thấy giao tiếp với ai. Nó làm tôi nhớ lại năm đầu thời sinh viên . Có cô bé tí tuổi đầu đã biết điệu,hết kẹp này đến nơ kia,đã vậy còn hay giận dỗi. Lớp có bao nhiêu đứa,mà nó chỉ muốn tôi quan tâm đến mình nó. Ngày chia tay,con bé gửi cho tôi một lá thư, cảm động suýt rơi nước mắt. Mỗi đứa nhỏ trong lớp là một cá tính khác nhau,ngây thơ và dễ thương vô cùng.
Nhớ như in cái ngày văn nghệ xã. Tôi lại song ca cùng Xấu Hổ trong bài hát “Quê Hương”. Bà con lối xóm vỗ tay hoan hô ầm ĩ. Cảm giác như bản thân đã là nghệ sĩ thực thụ.
Nhớ da diết một buổi chiều mưa,cả đám sinh viên ngồi lặng lẽ ngắm nhìn từng giọt nước trượt trên lá môn. Một đứa đa sầu đa cảm nào đó đã khóc. Rồi Xấu Hổ quay sang liếc trộm tôi.
Nhớ mãi những đêm không ngủ,ngồi ngắm trăng ,đếm sao. Ở thành phố không có những cảnh lãng mạn thế này. Sau đó một chị cán bộ xã rỉ tai chúng tôi một rổ chuyện ma. Cả buổi không đứa nào dám mò đi vệ sinh.
Xấu Hổ có một câu nói ngây thơ làm mọi người ngất xỉu : “Mắt bò xinh ghê nhỉ!”
Nhỏ Mèo ú tâm thần bất ổn định sau 1 hôm vô tình trông thấy…mấy thầy chùa đẹp trai tắm. Một thằng dở hơi biết chuyện liền cho ra đời bài thơ kinh dị.
Những bữa ăn cơm chung no tiếng cười,thằng Mon phát biểu:
“Nghiện bát bún bò điểm chút bọ gậy béo ngậy trong váng mỡ…”
Cả đám đều nhợn cổ họng.
Có những kỉ niệm đẹp chỉ đến một lần trong đời và làm chúng ta nhớ mãi dù biết rằng không thể nào quay lại. Và đôi khi chính chúng ta cũng không muốn quay lại,chỉ muốn giữ những hình ảnh đó mãi trong kí ức.
Ngày lên đường trở về thành phố,đám học trò nhỏ đồng thanh đọc cho chúng tôi nghe bài thơ:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn”
Ôi,sao mà yêu tha thiết cái mảnh đất khổ ải này.
“khổ ải ơi,hẹn ngày tái ngộ!”
Sau chuyến hành trình Mùa Hè Xanh để đời, tôi tăng 2 kí rưỡi, da đen hẳn đi. Trở về Đà Lạt, bố mẹ ôm chầm lấy tôi:
“con trai đã ra đàn ông thực thụ rồi”
“bố tự tay vào bếp sau nhiều năm luộc nghề đấy,ăn nhiều vào nhé”
Mẹ dắt tôi vào phòng ăn, trên bàn đủ thứ đồ ăn thức uống ngon lành. Để tận hưởng những ngày nghỉ hè hiếm hoi còn sót lại, tôi nằm ườn trên giường nướng đến tận trưa. Khí trời Đà Lạt mát mẻ, nằm 1 chỗ cũng thấy sướng mê. Có tiếng nhạc chuông vang lên, tôi bò ra khỏi đống chăn gối, mò lấy chiếc điện thoại. Rồi không do dự, nghe máy luôn:
“alo?”
……..
“alo?”
……
“alo,ai đấy?”
“em đây”
Chỉ 1 câu nhẹ bâng như gió,hết thảy kí ức ngủ vùi trong tôi bỗng dưng đội đất sống dậy. Điện thoại trong tay bắt đầu run, tôi vội vàng nhìn số gọi đến: “Mascara hai trăm chín chục nghìn”. Giọng nói trong điện thoại cất lên trong vắt:
Cùng chuyên mục
Bạn đã xem chưa?